Phương pháp áp dụng

Các hoạt động trong chương trình hè đều là hoạt động giáo dục thông qua thực hành, quan sát, trải nghiệm, và vui chơi cho trẻ em theo lứa tuổi. Các phương pháp này sẽ nhằm khuyến khích trẻ tích cực học tập và quan tâm đến môi trường sống xung quanh.

  • Nhận thức và cảm xúc đối với môi trường và các vấn đề môi trường
  • Kiến thức và hiểu biết về các vấn đề môi trường và hành động của mỗi cá nhân có ảnh hưởng thế nào đối với môi trường
  • Thái độ và quan tâm đối với môi trường và động lực để cải thiện và duy trì chất lượng môi trường
  • Kỹ năng nhận biết và giải quyết các vấn đề về môi trường
  • Tham gia và các hoạt động để giải quyết vấn đề về môi trường

Chương trình hè do các giáo viên, cán bộ kiểm lâm và tình nguyện viên có kinh nghiệm và phương pháp thực hiện. Tất cả các hoạt động đều nhằm cung cấp kiến thức, thông tin về môi trường xung quanh và xây dựng các kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, ra quyết định và hành động đúng và thân thiện đối với môi trường xung quanh. 

Nội dung: Chương trình hè đảm bảo cân bằng kĩ năng và nội dung kiến thức nhưng vẫn làm cho học sinh tận hưởng những ngày hè lý thú và bổ ích. 

Phương pháp áp dụng: Các giáo viên, tình nguyện viên, và cán bộ kiểm lâm kết hợp rất nhiều phương pháp khác nhau bao gồm học tập dựa trên hướng dẫn, trò chơi, đóng vai, và đặc biệt chú trọng đến việc phát triển khả năng tư duy của học sinh. 

Kết quả: Sau mỗi chương trình học sinh sẽ có nhật ký ngày hè qua đó cha mẹ có thể đánh giá sự tiến bộ của con em mình cụ thể về 4 mặt: phát triển cá nhân, phát triển nhóm, ứng xử có trách nhiệm với môi trường, và ảnh hưởng của phương pháp giáo dục.

Phương pháp áp dụng:
Các giảng viên cần kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau vào việc dạy học của mình, bao gồm: học tập dựa trên hướng dẫn, các giả định, cách dạy dựa theo chủ đề, và đặc biệt chú trọng đến việc phát triển khả năng tư duy của học sinh. 

Học tập dựa trên hướng dẫn
Từ việc phát triển kĩ năng quan sát đến việc khuyến khích học viên tự đặt ra phương pháp, các giáo viên hãy sử dụng trí tò mò của học sinh để phát triển các kĩ năng của các em. Những kĩ năng này có thể áp dụng vào các môn học giúp học sinh chủ động và tham gia tích cực trong giờ học. Giáo viên hay người dậy đóng vai trò hướng dẫn và học sinh là người chủ động tìm hiểu và khám phá.

Tổ chức hoạt động theo chủ đề
Cách dạy học có chủ đề xuất phát từ những cuộc điều tra cho rằng chức năng não bộ sẽ phát triển ở mức cao hơn nếu các hoạt động có sự liên kết và hỗ trợ bổ sung cho nhau. Mỗi ngày ở trại hè đều có một chủ đề. Các hoạt động trong ngày được thiết kế và tổ chức với một chủ đề nhất định. 

Phát triển khả năng tư duy
Các hoạt động sẽ giúp học sinh phát triển kĩ năng để trở thành những người suy nghĩ độc lập và người tham gia tích cực, có trách nhiệm trong xã hội. Các giáo viên và tình nguyện viên sẽ cho học sinh tham gia vào các hoạt động bằng cách đặt ra những vấn đề cho học sinh tranh luận, các bài kiểm tra về niềm tin và giá trị cá nhân, các vai diễn hoán đổi giúp nhận biết quan điểm khác nhau của mỗi người và các bài đánh giá về suy nghĩ và hành động của các em. 

Phát triển cá nhân
Bằng việc kết hợp giữa quan điểm phát triển cá nhân và học tập dựa vào các hướng dẫn, các giáo viên, tình nguyện viên tạo cơ hội cho học sinh:

  • Phát triển lòng tự trọng và sự tự tin
  • Biết được sự khác biệt mà các em có thể tạo ra đối với bản thân và môi trường xung quanh
  • Suy nghĩ về thái độ và giá trị đối với môi trường, khoa học, và việc học tập

Phát triển nhóm
Các hoạt động tổ chức đều có mục đích để học sinh phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và giúp các em xây dựng tinh thần đồng đội. Giáo viên sẽ quan tâm đến tâm lý chung của các nhóm và tổ chức các hoạt động hoặc giao nhiệm vụ giúp học sinh có cơ hội:
  • Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch hiệu quả theo nhóm
  • Sử dụng các kĩ năng giao tiếp một cách hiệu quả trong nhóm và giữa các nhóm
  • Tham gia vào quá trình học một cách tích cực
Previous
Next Post »