Khả năng tập trung là năng lực tập trung sự chú ý vào chính công việc đang làm. Đó có thể là đọc sách, nghe nhạc, chuyện trò, học tập … Sự tập trung đòi hỏi hội tụ nhiều yếu tố bao gồm tập trung cả mắt và trí óc. Bạn sẽ làm thế nào để giúp con phát triển khả năng tập trung chú ý cho con mình?
ảnh internet
Phân loại chú ý
Ở người, chú ý được chia thành 2 loại: không chủ định và có chủ định.
Chú ý không chủ định: là loại chú ý không có mục đích tự giác, không có biện pháp nào mà vẫn chú ý vào đối tượng được.
Chú ý có chủ định: là sự định hướng hoạt động do bản thân chủ thể đặt ra. Do bản thân xác định mục đích hành động nên chú ý có chủ định phụ thuộc nhiều vào chính mục đích và nhiệm vụ hành động. Loại chú ý này mang tính bền vững cao hơn. Tuy nhiên do cần phải có sự nỗ lực cố gắng nên nếu kéo dài thì dễ gây căng thẳng, mệt mỏi.
Đặc điểm chú ý của trẻ tiểu học
Với những trẻ ở đầu tuổi tiểu học, sự chú ý có chủ định còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Lúc này, trẻ chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,… Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
Giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,…
Giai đoạn này, trẻ buộc phải theo dõi các đối tượng, phải nắm lấy những hiểu biết mà tại thời điểm đó trẻ hoàn toàn không thích thú. Dần dần trẻ học được cách điều khiển chuyển và duy trì chú ý một cách bền vững đến những đối tượng cần thiết chứ không phải là những đối tượng có sự hấp dẫn bề ngoài. Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.
Phát triển khả năng tập trung chú ý cho trẻ tiểu học
Từ những đặc điểm về khả năng tập trung chú ý của trẻ tiểu học, người lớn nên giao cho trẻ những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian. Chú ý áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều này là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục trẻ.
Tôn trọng khả năng và mức độ trưởng thành trí tuệ của trẻ
Có những trẻ phát triển hơn về tinh thần và ngôn ngữ nhưng lại kém các bạn đồng lứa về mặt hoạt đông hoặc ngược lại. Vì vậy nếu con bạn có chậm hơn những trẻ cùng lứa trong sách vở hoặc ngoài đời một chút thì xin bạn cũng đừng vội thất vọng, đừng vội sốt ruột bắt trẻ phải tập luyện nhiều hơn.
Bạn nên lựa chọn những hoạt động phù hợp với khả năng và sở thích của trẻ. Trẻ chỉ có thể tập trung chú ý và làm tốt, có hiệu quả khi bé có hứng thú với hoạt động đó.
Tuyệt đối không nên dọa dẫm, đánh trẻ để ép trẻ ngồi vào bàn học hay làm việc gì bởi nếu có bị ép mà không có hứng thì trẻ cũng không để tâm vào việc đó và dĩ nhiên kết quả là không được gì. Bạn cũng đừng kỳ vọng nhiều, đừng đầu tư quá nhiều mong muốn của mình vào đứa con, vì nếu nó không đạt được mình sẽ thất vọng, và chính sự thất vọng của mình sẽ làm cho đứa con thất bại.
Nghỉ ngơi thích hợp
Tập trung chú ý thường diễn ra trong một thời gian ngắn. Trẻ tiểu học thường chỉ tập trung và duy trì sự chú ý liên tục trong khoảng từ 30 đến 35 phút. Vì vậy, sau khi trẻ học bài từ 30-35 phút, bạn nên cho trẻ nghỉ giải lao rồi mới học tiếp. Không nên bắt trẻ học bài liên tục trong vài giờ đồng hồ liền. Cũng không nên tranh thủ bắt trẻ học ở các thời gian trống vì như vậy càng làm cho trẻ căng thẳng, mệt mỏi, không tập trung học được mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra cũng cần cho trẻ vận động, tập thể dục hay tham gia chơi một môn thể thao nào đó. Việc này giúp máu luân chuyển đều khắp cơ thể và các hormone phản ứng, làm gia tăng hoạt động trí não, tăng độ nhạy bén.
Chế độ ăn uống
Dùng trứng trong bữa ăn sáng sẽ giúp cải thiện não bộ và duy trì khả năng tập trung cao cho trẻ.
Nếu không ăn sáng hoặc bữa ăn không đầy đủ, trẻ rất dễ bị hạ đường huyết làm giảm khả năng tập trung khi học. Khi bị hạ đường huyết thì dạng đường hấp thu nhanh như kẹo, sữa, nước đường… giúp hồi phục lượng đường trong máu nhanh chóng. Sau đó, cho trẻ ăn thêm cơm, hủ tiếu hoặc bánh mì… để giúp đường huyết ổn định lâu hơn, tăng khả năng tập trung đến cuối buổi học.
Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa, cá, đậu nành, các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, carbohydrate trong trái cây, nước ép trái cây… cũng giúp tăng khả năng tập trung.
Cho trẻ tham gia vào các công việc nhà
Mục đích của mỗi một công việc đều phải đơn giản. Việc dạy trẻ cách sắp xếp đồ dùng và dọn dẹp bàn học có thể tăng khả năng tập trung, tính tự giác, tự lập của trẻ.
Trò chơi cờ vua
Chơi cờ vua không chỉ giúp trẻ lứa tuổi tiểu học tăng khả năng tập trung khi liên tục có những bài tập thể dục não bộ mà ở đó trẻ được đòi hỏi phải tập trung cao độ để đưa ra những đáp án tối ưu nhất cho mỗi một tình huống trên bàn cờ.
Tôn trọng sự tập trung, giúp trẻ tăng thêm hứng thú
Ở trẻ sự chú ý vô thức luôn chiếm vai trò chính, chỉ cần có chút thay đổi là sự chú ý vô thức sẽ lấn át sự chú ý có ý thức. Ngoài khả năng tập trung cao chú ý ổn định và cao độ ra, khả năng chuyển hướng chú ý của trẻ cũng rất mạnh. Trẻ có thể căn cứ theo yêu cầu mà chủ động và kịp thời chuyển sự chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác. Do đó, dù rộng hay hẹp, khu vực mà bạn bố trí để làm góc học tập hay không gian riêng cho con yêu phải đầy đủ ánh sáng và tuyệt đối yên tĩnh, tránh bố trí gần cửa ra vào khiến cho tinh thần bé không tập trung khi học hay làm bất cứ việc gì. Nếu trẻ học hăng say thì cũng không cần nghỉ, nếu trẻ học xong thì có thể nghỉ.
Bạn cần phải hy sinh thói quen và sở thích của mình khi trẻ đang học tập, nghiên cứu hay làm việc gì đó. Bạn đừng nên làm phiền hay cản trở, hãy để trẻ chuyên tâm vào hoàn tất công việc. Thậm chí để tạo hưng phấn học tập, làm việc cho con, bạn có thể ngồi đọc báo, hoặc làm việc, để trẻ thấy rằng mình cũng phải chăm chú, tập trung như bố mẹ, lấy bản thân làm gương để trẻ học tập.
ảnh internet
Phân loại chú ý
Ở người, chú ý được chia thành 2 loại: không chủ định và có chủ định.
Chú ý không chủ định: là loại chú ý không có mục đích tự giác, không có biện pháp nào mà vẫn chú ý vào đối tượng được.
Chú ý có chủ định: là sự định hướng hoạt động do bản thân chủ thể đặt ra. Do bản thân xác định mục đích hành động nên chú ý có chủ định phụ thuộc nhiều vào chính mục đích và nhiệm vụ hành động. Loại chú ý này mang tính bền vững cao hơn. Tuy nhiên do cần phải có sự nỗ lực cố gắng nên nếu kéo dài thì dễ gây căng thẳng, mệt mỏi.
Đặc điểm chú ý của trẻ tiểu học
Với những trẻ ở đầu tuổi tiểu học, sự chú ý có chủ định còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Lúc này, trẻ chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,… Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
Giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,…
Giai đoạn này, trẻ buộc phải theo dõi các đối tượng, phải nắm lấy những hiểu biết mà tại thời điểm đó trẻ hoàn toàn không thích thú. Dần dần trẻ học được cách điều khiển chuyển và duy trì chú ý một cách bền vững đến những đối tượng cần thiết chứ không phải là những đối tượng có sự hấp dẫn bề ngoài. Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.
Phát triển khả năng tập trung chú ý cho trẻ tiểu học
Từ những đặc điểm về khả năng tập trung chú ý của trẻ tiểu học, người lớn nên giao cho trẻ những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian. Chú ý áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều này là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục trẻ.
Tôn trọng khả năng và mức độ trưởng thành trí tuệ của trẻ
Có những trẻ phát triển hơn về tinh thần và ngôn ngữ nhưng lại kém các bạn đồng lứa về mặt hoạt đông hoặc ngược lại. Vì vậy nếu con bạn có chậm hơn những trẻ cùng lứa trong sách vở hoặc ngoài đời một chút thì xin bạn cũng đừng vội thất vọng, đừng vội sốt ruột bắt trẻ phải tập luyện nhiều hơn.
Bạn nên lựa chọn những hoạt động phù hợp với khả năng và sở thích của trẻ. Trẻ chỉ có thể tập trung chú ý và làm tốt, có hiệu quả khi bé có hứng thú với hoạt động đó.
Tuyệt đối không nên dọa dẫm, đánh trẻ để ép trẻ ngồi vào bàn học hay làm việc gì bởi nếu có bị ép mà không có hứng thì trẻ cũng không để tâm vào việc đó và dĩ nhiên kết quả là không được gì. Bạn cũng đừng kỳ vọng nhiều, đừng đầu tư quá nhiều mong muốn của mình vào đứa con, vì nếu nó không đạt được mình sẽ thất vọng, và chính sự thất vọng của mình sẽ làm cho đứa con thất bại.
Nghỉ ngơi thích hợp
Tập trung chú ý thường diễn ra trong một thời gian ngắn. Trẻ tiểu học thường chỉ tập trung và duy trì sự chú ý liên tục trong khoảng từ 30 đến 35 phút. Vì vậy, sau khi trẻ học bài từ 30-35 phút, bạn nên cho trẻ nghỉ giải lao rồi mới học tiếp. Không nên bắt trẻ học bài liên tục trong vài giờ đồng hồ liền. Cũng không nên tranh thủ bắt trẻ học ở các thời gian trống vì như vậy càng làm cho trẻ căng thẳng, mệt mỏi, không tập trung học được mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra cũng cần cho trẻ vận động, tập thể dục hay tham gia chơi một môn thể thao nào đó. Việc này giúp máu luân chuyển đều khắp cơ thể và các hormone phản ứng, làm gia tăng hoạt động trí não, tăng độ nhạy bén.
Chế độ ăn uống
Dùng trứng trong bữa ăn sáng sẽ giúp cải thiện não bộ và duy trì khả năng tập trung cao cho trẻ.
Nếu không ăn sáng hoặc bữa ăn không đầy đủ, trẻ rất dễ bị hạ đường huyết làm giảm khả năng tập trung khi học. Khi bị hạ đường huyết thì dạng đường hấp thu nhanh như kẹo, sữa, nước đường… giúp hồi phục lượng đường trong máu nhanh chóng. Sau đó, cho trẻ ăn thêm cơm, hủ tiếu hoặc bánh mì… để giúp đường huyết ổn định lâu hơn, tăng khả năng tập trung đến cuối buổi học.
Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa, cá, đậu nành, các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, carbohydrate trong trái cây, nước ép trái cây… cũng giúp tăng khả năng tập trung.
Cho trẻ tham gia vào các công việc nhà
Mục đích của mỗi một công việc đều phải đơn giản. Việc dạy trẻ cách sắp xếp đồ dùng và dọn dẹp bàn học có thể tăng khả năng tập trung, tính tự giác, tự lập của trẻ.
Trò chơi cờ vua
Chơi cờ vua không chỉ giúp trẻ lứa tuổi tiểu học tăng khả năng tập trung khi liên tục có những bài tập thể dục não bộ mà ở đó trẻ được đòi hỏi phải tập trung cao độ để đưa ra những đáp án tối ưu nhất cho mỗi một tình huống trên bàn cờ.
Tôn trọng sự tập trung, giúp trẻ tăng thêm hứng thú
Ở trẻ sự chú ý vô thức luôn chiếm vai trò chính, chỉ cần có chút thay đổi là sự chú ý vô thức sẽ lấn át sự chú ý có ý thức. Ngoài khả năng tập trung cao chú ý ổn định và cao độ ra, khả năng chuyển hướng chú ý của trẻ cũng rất mạnh. Trẻ có thể căn cứ theo yêu cầu mà chủ động và kịp thời chuyển sự chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác. Do đó, dù rộng hay hẹp, khu vực mà bạn bố trí để làm góc học tập hay không gian riêng cho con yêu phải đầy đủ ánh sáng và tuyệt đối yên tĩnh, tránh bố trí gần cửa ra vào khiến cho tinh thần bé không tập trung khi học hay làm bất cứ việc gì. Nếu trẻ học hăng say thì cũng không cần nghỉ, nếu trẻ học xong thì có thể nghỉ.
Bạn cần phải hy sinh thói quen và sở thích của mình khi trẻ đang học tập, nghiên cứu hay làm việc gì đó. Bạn đừng nên làm phiền hay cản trở, hãy để trẻ chuyên tâm vào hoàn tất công việc. Thậm chí để tạo hưng phấn học tập, làm việc cho con, bạn có thể ngồi đọc báo, hoặc làm việc, để trẻ thấy rằng mình cũng phải chăm chú, tập trung như bố mẹ, lấy bản thân làm gương để trẻ học tập.
Nguồn http://www.tieuhoc.vn
ConversionConversion EmoticonEmoticon