Học thực địa tại Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long

1. Thời gian: sáng Chủ Nhật,  ngày 13/1/2012
2. Đối tượng: Học sinh từ 7 – 13 tuổi; Số lượng 25 – 30 HS
3. Giới thiệu tóm tắt:
 
Khu di tích lịch sử Hoàng Thành Thăng Long được đánh giá là một trong những di sản văn hóa thể hiện tính liên tục lâu dài nhất thế giới. Đến đây, các em được tận mắt quan sát những di vật lịch sử, những công trình kiến trúc ông cha ta để lại từ ngàn đời nay, các em sẽ được thấy những minh chứng sống trong sách Lịch Sử viết từ thời kì thành Đại La tiền Thăng Long và nhất là từ thời vua Lý Thái Tổ (thế kỷ thứ X) đến thời đại Hồ Chí Minh. Qua đó, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước trong mỗi em.

4.      Lịch trình dự kiến hoạt động
 
Stt
Thời gian
Nội dung
Ghi chú
1
08:30 – 09:00 Đón học sinh tại cổng 19C  Hoàng Diệu
2
09:00 – 09:15 Chơi trò chơi khởi động bằng tiếng Anh cùng cô Maddy
3
09:15 – 11:00 Thăm quan Khu di tích
Thăm quan Đoan Môn và dấu tích của 4 thời kỳ lịch sử Văn hóa
Thăm quan Điện Kính Thiên
Thăm quan nhà trưng bày hiện vật
Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67
Thăm quan Hậu Lâu và dấu tích từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 20
4
11:00 – 11:30 Thăm Di tích Bắc Môn, Viếng Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu
Viết/vẽ lại cảm nhận của về Hoàng Thành Thăng Long
Nói lên ấn tượng của mình về Hoàng Thành Thăng Long bằng tiếng Anh
5
11:30 – 11:45 Trả học sinh tại cổng Bắc Môn

Cán bộ hướng dẫn:

5. Thông tin chung về Hoàng Thành Thăng Long

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có diện tích 20ha, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, rồng đá điện Kính Thiên, nhà con rồng, nhà D67 và cột cờ Hà Nội. Cụm di tích này được bao bọc bởi 4 con đường: phía bắc là đường Phan Đình Phùng, phía nam là đường Điện Biên Phủ, phía đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía tây là đường Hoàng Diệu.

Di tích gắn với lịch sử của quốc đô Thăng Long và tổng hành dinh của quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Ngày 31/7/2010, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí nổi bật: chiều dài lịch sử, văn hóa; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực và sự đa dạng, phong phú của các tầng di tích, di vật.
Previous
Next Post »