Một số trò chơi giúp chơi mà học

1. Trò chơi: Lắp một đoàn tàu
Việc cắt, dán, lắp đoàn tàu sẽ dạy các bạn tính kiên nhẫn.


a.Cách chơi:
Bạn cần vài cái vỏ hộp rỗng đủ lớn để ngồi vào trong. Chuẩn bị các phụ liệu để cắt dán, cùng nhau để biến cái hộp của mình thành một toa tàu. Sau khi các bạn cố gắng trang trí chiếc hộp với bánh xe, cửa sổ và bất cứ thứ gì các bạn nghĩ ra, các bạn hãy nối từng toa với nhau.

b. Tác dụng: 
Trò chơi này dạy các bạn tính kiên nhẫn. Trò chơi này yêu cầu các bạn nhiều công đoạn chuẩn bị, và nó sẽ mang lại cho các bạn học sinh tiểu học sự thích thú sau khi đạt được thành quả.

2. Trò chơi: Tươi tỉnh lên nào
Trò bắt chước những khuôn mặt trên giấy giúp các bạn nhỏ biết cách cảm thông. 

a. Cách chơi: 
Trên những tờ giấy vuông cỡ lớn, vẽ một loạt những khuôn mặt với sắc thái không vui khác nhau – buồn, giận dữ, ốm, hoảng sợ. Đặt các tờ giấy vào một cái rổ và yêu cầu các bạn lần lượt chọn một khuôn mặt và thể hiện cảm xúc theo khuôn mặt đó. Chẳng hạn một đứa bạn “buồn” có thể giả vờ khóc. Và nhiệm vụ của những bạn khác là phải giúp bạn đó tươi tỉnh lên. Đầu tiên, các bạn có thể nêu các câu hỏi ”Sao bạn lại buồn? Tớ có thể làm gì giúp bạn bây giờ?”. Sau khi bạn nhập vai giải thích “Bạn tớ ác ý với tớ” – những bạn khác sẽ đưa ra giải pháp, như vỗ vai, và nói “tớ rất tiếc” hoặc chia sẻ một mẩu bánh.

b. Tác dụng:
Trò này dạy các bạn sự cảm thông và tầm quan trọng của việc tôn trọng cũng như tốt bụng với người khác.

3. Trò chơi : Gần hoặc Xa

a.Cách chơi: 
Chọn một bạn đóng vai “người tìm kiếm”. Đề nghị bạn đó ra khỏi phòng trong khi các bạn khác giấu một đồ vật đi, như một quả bóng đỏ, ở đâu đó trong phòng. Gọi “người tìm kiếm” trở lại và đề nghị đi tìm quả bóng, trong khi những bạn khác kêu lên những gợi ý “cậu đang đến gần” hay “cậu đang đi xa”. Chơi cho đến khi tìm thấy đồ vật, và bắt đầu lại với “người tìm kiếm” mới.

b. Tác dụng: 
Trò này dạy các bạn sự hợp tác, cùng nhau làm việc.

4. Trò chơi :Tôi là gián điệp

 a.Cách chơi:
Lần lượt các bạn chọn một vật ở gần mình và mô tả: “Bằng đôi mắt tí hon của mình tớ nhìn thấy một thứ gì đó màu xanh lá cây…”. Bạn khác sẽ cố gắng đoán xem vật đó là gì “Một cái cây!” “Quần đùi của bố!”… Ai đoán đúng sẽ được làm “gián điệp” tiếp theo.

b. Tác dụng: 
Trò chơi này dạy các bạn tính kiên nhẫn, khả năng quan sát và diễn đạt. Trò này cũng có ích trong những chuyến đi chơi dài hoặc xa, như trên một chuyến bay dài.

5. Trò chơi :”Xin phép mẹ”

a.Cách chơi: 
Xếp hàng các bạn muốn chơi và một bạn làm chủ, cách khoảng 3 mét. Ra lệnh với một bạn “Bạn Mai, bước lên phía trước một bước”. Nếu Mai đáp lại “Xin phép mẹ”, bạn có thể nói, “được, con được phép” hoặc “không, con không được phép”. Nếu lời đáp của bạn là “được”, hãy chắc chắn rằng bạn Mai sẽ nói “cám ơn” trước khi bước lên. Nếu bạn nào quên xin phép hoặc cảm ơn thì sẽ bị quay trở lại vạch xuất phát. Tiếp tục chơi cho đến khi một bạn khác bước đến vị trí của “Mẹ”. Và bạn đó sẽ có cơ hội đóng vai mẹ.

b. Tác dụng: 
Trò này dạy các bạn sự tôn trọng, sự kính mến và yêu thương mẹ. Nhớ phải giải thích rõ ràng luật chơi với tất cả các bạn để tránh nhầm lẫn.

6.Trò chơi: Nói sự thật

a.Cách chơi: 
Khi cả gia đình quây quần, hãy để cho tất cả mọi người có cơ hội kết thúc câu “Tôi đã từng sợ hãi khi…”. Bố và mẹ có thể bắt đầu trò chơi bằng cách kể chuyện của chính mình (“Bố từng sợ hãi khi Tôm biến mất trong cửa hàng và bố không thể tìm thấy”). Sau khi đã hết lượt cả nhà, hãy lặp lại trò chơi nhưng bằng một sắc thái tình cảm mới, chẳng hạn “vui” hay “ngạc nhiên”.

b. Tác dụng: 
Trò này giúp các bạn sự thành thực, và các bạn cũng sẽ cảm thấy an toàn khi nói ra sự thực.

7. Trò chơi: Xếp bít tất


Trò chơi xếp tất dạy bạn tính trách nhiệm. 

a.Cách chơi: 
Khi xếp lại tủ quần áo, hãy dọn hết những chiếc tất sang một bên. Trải chúng xuống nền nhà và nhờ một bạn tìm tất theo đôi. Khi bạn đã chọn xong, cùng nhau cuộn mỗi đôi tất thành một quả bóng. Sau đó, làm vài chiếc hộp đựng tất, mỗi hộp ghi tên một thành viên trong gia đình. Các bạn sẽ phải thả đúng tất của ai về hộp của người ấy.

b. Tác dụng: 
Trò này sẽ dạy các bạn tính trách nhiệm. Nhớ khen ngợi người nào làm tốt.

8. Trò chơi: Bài học về giọng nói


Để nghe lời ghi âm của chính mình khi vui vẻ, khi mè nheo… 

a.Cách chơi: 
Đọc 10 câu từ một cuốn sách trẻ em vào một cuộn băng, sử dụng xen kẽ giọng nói dễ chịu và giọng nói mè nheo, than vãn. Bật chúng lại cho các bạn khác nghe và yêu cầu các bạn giơ tay lên khi nghe thấy các câu có giọng nói dễ chịu. Khi các bạn làm đúng, hãy ghi âm giọng mình ở trạng thái ngớ ngẩn nhất, mè nheo nhất và dễ thương nhất.

b. Tác dụng: 
Trò này dạy cho cho các bạn thấy mè nheo chẳng hay ho chút nào.

Previous
Next Post »