CHƯƠNG TRÌNH: "MỘT NGÀY Ở TAM ĐẢO"

1. Thời gian: 1 ngày trong tuần hoặc cuối tuần (Ngày cụ thể tùy theo đăng ký của nhóm lớp)

2. Đối tượng tham gia: 
Dành cho các nhóm/lớp số lượng trên 20 người Tuổi: 6 – 15

  3. Mục đích chương trình:
  • Ôn tập và củng cố kiến thức các môn học (Tự nhiên – Xã hội; Khoa học; Sinh học; Địa lý; Công nghệ; Mĩ thuật; Âm nhạc) thông qua tìm tòi, khám phá, trải nghiệm từ thiên nhiên. 
  • Tăng cường sự tự tin, hòa đồng với những người bạn mới, bạo dạn trước đám đông, thể hiện được cá tính và khả năng của bản thân. 
  • Tăng cường kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường, bảo vệ loài Gấu. 
  • Ý thức kỷ luật thông qua việc hiểu và tuân thủ theo các luật chơi, hướng dẫn của TNV và các nền nếp khi tham gia chương trình (không vứt rác bừa bãi, đi theo hàng lối, điểm danh.) 
  • Rèn luyện thêm các kỹ năng từ các trò chơi như làm việc nhóm, giao tiếp, lãnh đạo, rèn luyện áp dụng trí thông mình trong thực tế cuộc sống thông qua các câu đố và các tình huống của các trò chơi trong chương trình. 
4. Giới thiệu tóm tắt:
Chương trình ngoại khóa có chủ đề: “Một ngày ở Tam Đảo” với ý nghĩa: Cả chuyến đi sẽ là một hành trình, trong đó các bạn học sinh cùng nhau khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về loài gấu. Trải qua toàn bộ chuyến hành trình các em sẽ được củng cố những kiến thức đã học và được học thêm nhiều kiến thức mới, hiểu biết thêm về tập tính loài gấu và sự biến đổi khí hậu.


 5. Lịch trình và dự kiến hoạt động:
Lưu ý: Tùy thuộc vào thành phần và độ tuổi của các thành viên tham gia, các trò chơi và hoạt động sẽ được điều chỉnh, thay đổi phù hợp.


Thời gian
Hoạt động
7:00 – 7:30
Có mặt tại địa điểm tập: tập trung, điểm danh nhận nhóm, dán tên bằng sticker
7:30
Xuất phát
7:30 – 9:00
Hoạt động trên xe :
Lập nhóm: đặt tên, bầu nhóm trưởng, khẩu hiệu nhóm…
Các trò chơi giới thiệu, làm quen (tùy theo lứa tuổi)
9:00 – 9:30
Tập kết đồ, tập trung tại Hội trường VQG Tam Đảo
Ăn giữa giờ (bánh ngọt, sữa)
9:30 – 10:00
Làm quen, chơi trò chơi khởi động
10:00 – 11:15
Di chuyển lên Trung tâm cứu hộ Gấu và tham gia các hoạt động:
Tham quan, nghe giới thiệu về TT cứu hộ
Tự tìm hiểu tập tính loài Gấu
Chơi trò chơi: Mối đe dọa của các loài sinh vật; Lặng lẽ săn mồi; Dơi và Bướm đêm; Tôi là ai; Mèo đuổi chuột;
11:15 – 13:15
Ăn trưa theo đội, nghỉ trưa tại trung tâm cứu hộ gấu (hoặc Hội trường VQG Tam Đảo)
13:15 – 13:30
Trò chơi khởi động, vận động.
Di chuyển đến khu rừng thông
13:30 – 14:30
Các hoạt động khám phá rừng thông:
Giới thiệu về rừng và thế nào là dấu vết Động vật
Cung cấp một số kiến thức đơn giản: cách xác định phương hướng, dùng la bàn, làm gì khi bị côn trùng cắn…
Tìm hiểu về các bộ phận của một cây
Chơi trò chơi: Đi với gương, Tìm dấu vết động vật; Thí nghiệm xói mòn; các trò chơi tìm hiểu về động vật và thực vật
14:30 – 15:00
Di chuyển về Trường rừng
15:00 – 15:15
Ăn giữa giờ
15:15 – 16:00
Các hoạt động tại Trường rừng:
Giới thiệu về trường rừng
Chơi trò chơi tổng kết: Sổ lưu niệm về rừng; Điếu cày kì diệu; Bưu thiếp từ rừng;
Tranh rừng; Hồi tưởng lại chuyến đi
16:00 – 16:10
Tập kết
Điểm danh
Lên xe về Hà Nội
16:00 – 18:00
Tổng kết các hoạt động trong ngày, bài học ngộ nghĩnh và các trò chơi thư giãn trên xe như: Đường lên đỉnh ồ la lá. Chiếc nón kỳ cục. Ai là ai. Văn nghệ

Cán bộ hướng dẫn và phụ trách hoạt động: 
  • Cô Maddy Case: chuyên gia giáo dục môi trường - Trung tâm Giáo dục và Phát triển 
  • Cô Phạm Thị Hải Yến - Cán bộ Chương trình - Trung tâm Giáo dục và Phát triển 
  • Cô Hà Thị Thương - Cán bộ Chương trình - Trung tâm Giáo dục và Phát triển 
  • Cán bộ kiểm Lâm - Trung tâm Giáo dục Môi trường  - Vườn Quốc Gia Tam Đảo 
  • Cô Hoàng Thị Quyên - Trợ lý giáo dục - Trung tâm Cứu hộ Gấu - Vườn Quốc Gia Tam Đảo 
6. Thông tin chung về Vườn Quốc Gia Tam Đảo:
Vườn quốc gia Tam Đảo là vùng núi cao nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo. Đây là dãy núi có trên 20 đỉnh cao từ 1.000m trở lên so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Nord 1.592m. Dãy núi Tam Đảo tạo ra 2 sườn Đông và Tây rõ rệt, lượng mưa hàng năm khác nhau đã góp phần tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác biệt. Vườn quốc gia Tam Đảo rộng 34.995 ha, trong đó có 26.163 ha rừng, chủ yếu là dạng rừng tự nhiên mưa ẩm thường xanh với độ che phủ chiếm 70 % diện tích toàn vườn. Ngoài ra, trong Vườn quốc gia Tam Đảo cũng tồn tại một số kiểu rừng khác như rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng lùn trên đỉnh núi, rừng tre nứa, rừng phục hồi sau khai thác, rừng trồng, trảng cây bụi, trảng cỏ. Vườn quốc gia Tam Đảo có 1.282 loài thực vật thuộc 660 chi thuộc 179 họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó có các loài điển hình cho vùng cận nhiệt đới. Vườn quốc gia này cũng có 163 loài động vật thuộc 158 họ của 39 bộ; có 64 loài thú với những loài có giá trị như sóc bay, báo gấm, hổ, gấu ngựa, cầy mực, vượn, voọc đen, v.v. Có 39 loài động vật đặc hữu, trong đó có 11 loài loài đặc hữu hẹp chỉ có ở Vườn quốc gia Tam Đảo như rắn sãi angen ; rắn ráo thái dương; cá cóc Tam Đảo và 8 loài côn trùng. Trong Vườn quốc gia Tam Đảo có nhiều địa danh thích hợp cho nghỉ mát, du lịch như Thác Bạc, Đền Mẫu Bà Chúa Thượng Ngàn, cầu Đái Tuyết, Am Gió Thang Mây, cột phát sóng truyền hình ở độ cao 1.200 m.


7. Đồ dùng mang theo:
  • Mũ chống nắng (mũ rộng vành) 
  • Giầy dép phù hợp di bộ 
  • Kính râm (nếu cần) 
  • Kem chống nắng (nếu cần) 
  • Thuốc bôi chống muối và côn trùng đốt (mua ở hiệu thuốc) 
  • Máy quay hoặc máy ảnh (nếu thích chụp ảnh) 
  • Áo mưa dùng 1 lần (phòng khi hoạt động ngoài trời gặp mưa đi về khu nghỉ không bị ướt) 
  • Chai nước nhỏ 
  • Cuốn sổ nhỏ và bút để ghi chép những điều thú vị 
  • Ba lô Lưu ý: Không nên mang nhiều đồ không cần thiết vì nếu mang nặng sẽ bị mệt khi di chuyển 
8. Lệ phí tham gia: 
480.000 VNĐ/học sinh/chương trình 
(Chi phí bao gồm: Bảo hiểm, tiền thuê xe (Hà Nội – Tam Đảo), ăn trưa, dụng cụ học tập, nước uống, ăn nhẹ giữa giờ)

9. Đăng ký tham gia:
Các phụ huynh/đại diện lớp mong muốn tham gia vui lòng liên hệ: Trung tâm Giáo dục và Phát triển Phòng 607, Tòa nhà 101, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 043 562 7494 Fax: 043 540 1991
Email: cedhanoi@ced.edu.vn
Website: http://www.traihehanoi.com
Previous
Next Post »