Thay vì học những kiến thức lý thuyết ở trong lớp, từ ngày 13/03 – 15/03/2017
hơn 200 bạn học sinh khối 6 trường THCS Thực Nghiệm học tập và tìm hiểu các kiến
thức liên quan đến các môn sinh học và công nghệ 6 tại Trạm đa dạng sinh học Mê
Linh (Trạm) dưới sự hướng dẫn của các cán bộ trạm và Trung tâm Giáo dục và Phát
triển (CED).
Học sinh của hai lớp 6A và 6E tập trung tại trạm để
nghe phổ biến chương trình
Thời tiết mưa phùn, ẩm ướt là một trở ngại lớn đối với các bạn nhỏ bởi đường rừng trở nên trơn trượt, có nhiều vắt.
Học sinh lắng nghe cán bộ trạm giới thiệu về một số loài thực
vật phổ biến, quý hiếm và ý nghĩa của chúng đối với động vật và cuộc sống
con người. Các bạn học sinh đều tỏ ra thích thú khi được đứng học giữa không
gian hoang sơ của một khu rừng.
Anh Trịnh Xuân Thành - cán bộ Trạm hướng dẫn cách cắt một
cành Hải Đường trước khi nhúng vào thuốc kích thích ra rễ và giâm vào bầuđất. Trong
quá trình học giâm cành các bạn có thể dễ dàng tiếp thu và hiểu được tại sao
cành giâm phải có đủ mắt và chồi. Giâm cành và chiết cành là hai phương pháp nhân
giống cây phổ biến và đơn giản trẻ em có thể tự thực hành.
Trong hoạt động Học tại phòng nghiên cứu, các bạn học sinh
được tìm hiểu về sự đa dạng sinh học ở Việt Nam thông qua các trò chơi,
câu hỏi đố vui kích thích sự tò mò và trí thông mình của học sinh.
Một tờ đáp án trong trò chơi Trả lời câu hỏi. Trong hoạt động
này, các bạn học sinh được chia nhiều nhóm nhỏ, tìm và nghiên cứu khắp các bảng
thông tin, ngăn kéo bí mật trong phòng để tìm ra câu trả lời. Nhóm nào trả lời
đúng và nhanh nhất sẽ được phần thưởng là đóng con dấu rùa lên mu bàn tay.
Một mẩu da rắn khô trong ngăn kéo. Trong các ngăn kéo khác
còn có mẫu da, mô hình của một số loài động vật, mùi hương của một số loài thảo
dược, thực vật.
Học sinh được trực tiếp quan sát tìm hiểu số loài quý hiếm
như vượn đen má trắng, rùa hộp, rùa núi vàng, thằn lằn cá sấu..., tiếp thu được
thêm nhiều thông tin về đặc điểm sinh học, số lượng và sự đa dạng của các loài
động vật. Vượn đen má trắng là loài có nguy cơ tuyệt chủng được xếp vào bậc
Nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh mục Đỏ IUCN (2014).
Trong quá trình quan sát trực quan, hướng dẫn trực tiếp từ
các cán bộ nghiên cứu tại Trạm các em có thể dễ dàng hiểu, tiếp thu kiến thức
thực tế mà không sách vở nào có thể dạy được.
Học sinh quan sát tận mắt con Rùa đất lớn để học cách phân biệt rùa đực và rùa cái
Ngoài học thực địa với môn Sinh học, học sinh trường THPT Thực Nghiệm còn thường xuyên được học kết hợp nội dung của nhiều môn học tại các địa điểm khác nhau trong Hà Nội và một số vùng lân cận như Vĩnh Phúc, Ba Vì, Ninh Bình... cô Nguyễn Thị Hưởng cho biết việc học thực địa như thế này luôn khiến học sinh thích thú vì thế mà kết quả học tập sẽ tốt hơn.
Để xem đủ ảnh các hoạt động xin vui lòng xem tại đường link phía dưới:
ConversionConversion EmoticonEmoticon