CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG BẰNG MÔI TRƯỜNG

Hiện nay tại các nhà trường đang triển khai các phương pháp và nội dung giảng dạy một số môn nặng về nhồi nhét (học thuộc lòng theo sách), ít chú ý rèn luyện khả năng tư duy độc lập, khả năng tìm tòi, tự nghiên cứu. Càng về những năm sau càng ít cơ hội thực hiện các hoạt động này.

Thầy cô giáo ít có cơ hội và thời gian thực hiện các nghiên cứu khoa học, vì vậy để làm nghiên cứu và giáo dục thông qua nghiên cứu ở Việt Nam còn rất yếu (từ phổ thông đến đại học). Chương trình học và cách dạy hiện nay làm cho học sinh ngại học, ngại tìm hiểu, nghiên cứu, đồng thời hình thành thói quen sao chép, không sáng tạo, tưởng tượng. Hiện nay có một số chương trình giáo dục môi trường do nhiều dự án thực hiện nhưng tính bền vững rất thấp, không thể duy trì hoạt động được sau khi kết thúc dự án (chỉ lồng ghép được một số nội dung vào chương trình học)

Thầy cô giáo ít quan tâm đến các hoạt động học tập rèn luyện các kỹ năng cho học sinh – do thời gian và chương trình học, cách đánh giá học sinh và giáo viên hiện nay chưa khuyến khích cách dạy và học mới. Học sinh và giáo viên chưa thực sự quen với việc dạy và học ngoài thực địa (và cũng chưa có cơ chế khuyến khích). 

Ngày 27/12/2018 Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) kết hợp với trường THCS Nam Từ Liêm và THCS Xuân Phương tổ chức chương trình hội thảo dưới sự tài trợ của EPLC với mục tiêu giới thiệu các chương trình học thực địa tới giáo viên, học sinh của hai trường với mong muốn mang đến nhiều cơ hội học tập trải nghiệm ngoài thiên nhiên cho giáo viên đặc biệt là các học sinh. Chương trình diễn ra với sự tham gia của hơn 30 giáo viên và cán bộ của CED.

Thực hiện chương trình GDMT tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào tiến hành các nghiên cứu, giúp xây dựng tác phong nghiên cứu, thái độ khoa học, tính chủ động, đầu óc tưởng tượng, sáng tạo,… là những phẩm chất tối cần thiết cho công việc cho dù làm nghề gì và trong lĩnh vực nào.


Trung tâm Giáo dục và Phát triển

Previous
Next Post »