ĐÔI ĐIỀU VỀ GẤU VÀ GẤU TAM ĐẢO

GẤU - không phải khi trở thành từ lóng mang hàm ý chỉ người yêu hay bạn trai, bạn gái của giới trẻ mới nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Đã từ lâu, Gấu - Loài vật đang đứng trước nguy cơ TUYỆT CHỦNG do hành động triệt để khai thác và lạm dụng các sản phẩm từ GẤU của chính con người.

Hiện nay, dựa trên đặc điểm ngoại hình, tập tính và đặc điểm phân bố, người ta chia Gấu thành một số phân loài khác nhau, ở Việt Nam, hiện nay có hai phân loài Gấu chính: Gấu Chó Tam Đảo và Gấu Ngựa Tam Đảo
 

1. Gấu Chó

Gấu chó có chiều dài khoảng 1,2 m (4 ft), chiều cao khoảng 0,7 m -do đó chúng là loài nhỏ nhất của họ Gấu. Nó có đuôi ngắn, khoảng 3–7 cm (2 inch) và trung bình nặng không quá 65 kg (145 pao). Gấu chó đực nặng hơn một chút so với gấu cái.

Không giống như các loài gấu khác, lông của chúng ngắn và mượt. Điều này có lẽ là do môi trường sống của chúng là những vùng đất thấp nóng ẩm. Màu lông của chúng là đen sẫm hay hay nâu đen, ngoại trừ phần ngực có màu vàng-da cam nhạt có hình dạng giống như móng ngựa hoặc hình chữ U. Màu lông tương tự có thể tìm thấy xung quanh mõm và mắt.


Gấu Chó
Gấu chó có vuốt có dạng lưỡi liềm, tương đối nhẹ về khối lượng. Chúng có bàn chân to với gan bàn chân trần, có lẽ là để hỗ trợ việc leo trèo. Chân chúng hướng vào trong nên bước đi của chúng giống như đi vòng kiềng, nhưng chúng là những con vật leo trèo giỏi.

Chúng có tai ngắn và tròn, mõm ngắn.

Là một con vật ăn đêm là chủ yếu, gấu chó thích tắm nắng hay nghỉ ngơi về ban ngày trên các cành cây to cách mặt đất khoảng 2-7 mét. Vì chúng tiêu hao nhiều thời gian ở trên cây, gấu chó đôi khi làm tổn thất nặng nề cho các loại cây trồng. Chúng được coi là những kẻ phá hoại dừa và ca cao trong các đồn điền. Tập tính này là nguyên nhân làm giảm số lượng của quần thể gấu chó cũng giống như việc săn bắn để lấy lông và mật để sử dụng trong y học Trung Hoa.

Thức ăn của gấu chó khá đa dạng, bao gồm các động vật có xương sống nhỏ như
chim, thằn lằn, và các loài động vật có vú khác, bên cạnh đó cũng như hoa quả, trứng, mối, ngọn non cây dừa, mật ong, quả mọng, chồi cây, côn trùng, rễ cây, quả của ca cao hay dừa. Hàm răng đầy sức mạnh của chúng có thể phá vỡ những quả dừa. Phần lớn thức ăn của gấu chó là nhờ vào khứu giác của chúng vì mắt của chúng rất kém.

Chúng sống ở phía đông dãy Himalaya( Hy Mã Lạp Sơn) đến Tứ Xuyên ở Trung Quốc, cũng như trải rộng về phía nam tới Myanma, một phần của bán đảo Đông Dương và Malaysia.

gấu chó không ngủ đông, nên chúng có thể sinh đẻ quanh năm. Chúng thông thường đẻ 2 con với trọng lượng khi sinh khoảng 280 - 340 g (10-12 aoxơ) mỗi con. Chu kỳ mang thai khoảng 96 ngày, nhưng chúng cho con bú khoảng 18 tháng. Gấu đạt đến độ tuổi trưởng thành sau khoảng 3-4 năm, và chúng sống đến 28 năm trong điều kiện bị giam cầm.


2. Gấu Ngựa

Gấu ngựa (Ursus thibetanus hay Ursus tibetanus), còn được biết đến với tên gọi Gấu đen Tây Tạng, Gấu đen Himalaya, hay gấu đen châu Á, là loài gấu kích thước trung bình, vuốt sắc, màu đen với hình chữ "V" đặc trưng màu trắng hay kem trên ngực. Loài gấu này có quan hệ họ hàng rất gần với gấu đen Mỹ, người ta tin rằng chúng có chung nguồn gốc tổ tiên ở châu Âu
Gấu Ngựa được cứu hộ và chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Tam Đảo

Gấu ngựa có khu vực sinh sống trải rộng từ đông sang tây châu Á. Chúng có thể tìm thấy trong các cánh rừng của những khu vực đồi núi ở Đông Á và Nam Á, bao gồm Afghanistan, Pakistan, bắc Ấn Độ, Nepal, Sikkim, Bhutan, Myanma, đông bắc Trung Quốc, Đài Loan hay Nhật Bản. Chúng có thể sống trong những khu vực lên tới cao độ 3.000 m (9.900 ft), cũng như ở những vùng đất thấp


Gấu ngựa dài khoảng 1,30 - 1,90 m. Con đực cân nặng khoảng 110 - 150 kg và con cái là khoảng 65 - 90 kg. 


Tuổi thọ trung bình khoảng 25 năm. Gấu ngựa là loài ăn tạp, chúng có thể ăn các loại thức ăn như hoa quả, hoặc động vật thân mềm, mật ong và thịt (cá, chim, động vật gặm nhấm cũng như các động vật có vú nhỏ hay xác súc vật). Gấu ngựa là loài ăn thịt nhiều hơn anh em của nó là gấu đen Mỹ; tuy nhiên thịt chỉ là một phần nhỏ trong khẩu phần của chúng.

Gấu ngựa còn được biết đến như là những con thú rất hung hăng đối với con người (hơn nhiều so với gấu đen Mỹ); có rất nhiều ghi chép về các cuộc tấn công gây thương vong của gấu ngựa. Điều này có lẽ chủ yếu là do gấu ngựa sống gần với con người và tấn công khi nó bị giật mình.
Gấu ngựa được đưa vào danh sách trong sách đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thế giới) như là loài dễ bị thương tổn trong số các động vật đang bị đe dọa


Đây là hai trong số rất nhiều loài Gấu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng! Chúng ta cần hành động ngay để giữ lại Gấu cho cuộc sống này.
 Ngoài Gấu Chó và Gấu Ngựa, chúng ta còn ghi nhận sự tồn tại của một số loài Gấu khác như: Gấu Bốn Mắt, Gấu Đen Mỹ, Gấu Lợn, Gấu Nâu, Gấu Bắc Cực, Gấu Trúc Lớn, Gấu Trúc Đỏ.

Nếu đã coi GẤUNGƯỜI YÊU thì xin đừng nuôi nhốt, đừng hút mật hay cái gì đó mù quáng về "Người yêu" của chính mình.

Để có thể nhận thức đầy đủ và có hành động thiết thực bảo vệ Gấu. Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với Vườn Quốc Gia Tam Đảo và Trung tâm Cứu hộ Gấu Tam Đảo thường xuyên tổ chức các hoạt động tham quan học tập về Gấu tại Trung tâm Cứu hộ Gấu cho học sinh lứa tuổi Tiểu học và Trung học Cơ sở.

Chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED)
Phòng 1502, tòa nhà 3A, Khu Đô Thị Resco, Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh, Hà Nội
Điện thoại: 043. 562 7494
Fax; 043 540 1991
Email: cedhanoi@ced.edu.vn


Nguồn: Sưu tầm








Previous
Next Post »