Trạm đa dạng sinh học Mê Linh

Được thành lập năm 1999, Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (IEBR), trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), với chức năng chính nhằm bảo tồn nguồn gene bản địa. Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nằm giáp ranh với Vườn quốc gia Tam Đảo theo hướng đông, vì vậy Trạm còn được coi là hành lang xanh của Vườn quốc gia này. Nằm ở độ cao từ 100 - 500m so với mặt nước biển, tổng diện tích của Trạm là 170.3 ha, bao gồm 69 ha rừng thứ sinh, 30 ha rừng trồng; 68,3ha cây bụi, ao suối và 3 ha dành cho khu hành chính.

Nhiệm vụ của Trạm
- Xây dựng bộ sưu tập sống về các loài động thực vật nhiệt đới Việt Nam.
- Tổ chức nghiên cứu cơ bản về đa dạng sinh học ở Việt Nam. Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn các nguồn gene quí hiếm, phục hồi và phát triển các nguồn gene có nguy cơ tuyệt chủng.
- Tổ chức nghiên cứu di thực nhập nội, gieo trồng các loài thực vật, thuần dưỡng các loài động vật quý, có giá trị kinh tế hay khoa học từ các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước và từ nước ngoài, làm phong phú thêm cho bộ sưu tập sống các loài sinh vật của Việt Nam.
- Tiến hành các nghiên cứu về sinh thái quần thể, các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố môi trường với các yếu tố sinh học, qui luật diễn thế,giải pháp phục hồi các hệ sinh thái suy thoái nghèo kiệt, đề xuất biện pháp bảo vệ và duy trì cân bằng sinh thái bền vững.
- Phối hợp với địa phương, các cơ quan khoa học liên quan, tổ chức triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sinh thái tài nguyên sinh vật, xây dựng mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình vùng trung du miền núi các tỉnh miền Bắc Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao đời sống nhân dân địa phương,
- Phối hợp với địa phương, các cơ quan khoa học liên quan, tổ chức triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sinh thái tài nguyên sinh vật, xây dựng mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình vùng trung du miền núi các tỉnh miền Bắc Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao đời sống nhân dân địa phương, cũng như nhận thức về lợi ích kinh tế của sự đa dạng sinh học.
- Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu đa dạng sinh học với các nướctrên thế giới, nhất là các nước ASEAN, nhằm nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.
- Là nơi tham quan, học tập cho học sinh phổ thông, sinh viên các trường cao đẳng, đại học, cũng như các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy trong các lĩnh vực liên quan đến sinh học; qua đó tuyên truyền và giáo dục lòng ham mê, yêu quí thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
Hệ thực vật
Theo như số liệu các nhà khoa học đã thống kê được tại Trạm có:
841 loài thuộc 166 họ của 577 chi thuộc 5 ngành:
Ngành Thông đất (Lycopodiophyta);
Ngành Mộc tặc (Equisetophyta);
Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta);
Ngành Hạt trần (Pinophyta) và Ngành Hạt kín. Đặc biệt tại trạm đang bảo tồn và nhân giống rất nhiều loài lan quý, bao gồm cả phong lan và địa lan. Lượng lan trong vườn của trạm lên tới gần 100 loài.

Hệ động vật
Xác định Trạm và vùng phụ cận có 5 lớp với 31 bộ, 169 họ và 1250 loài, trong đó:
Thú có 26 loài thuộc 14 họ 7 bộ.
Chim có 109 loài thuộc 38 họ 12 bộ.
Bò sát có 14 loài thuộc 7 họ 1 bộ.
Ếch nhái có 13 loài thuộc 5 họ 1 bộ.
Côn trùng có 1088 loài thuộc 105 họ 10 bộ.
Đối với lớp thú thì hiện tại trạm đang bảo tồn, nuôi dưỡng một số loài như: khỉ, vượn má trắng, culi , mèo rừng...
Trạm là nơi sinh sống và cư ngụ của rất nhiều loài côn trùng. Hiện tại trạm đang nuôi dưỡng và bảo tồn một số loài trong lớp bò sát: Kỳ đà, Thằn lằn cá sấu, Rắn sọc dưa, Trăn đất, 11 loài rùa ... Rất nhiều loài chim quý đang sinh sống, trú ngụ trong khu bảo tồn của trạm. Với lớp Ếch nhái trạm cũng đang nuôi và nhân giống rất nhiều loài như: Ếch cây, cá cóc ...
Previous
Next Post »